Cho con ăn dặm kiểu truyền thống
Xem thêm:
>> Chương trình cho con ăn dặm trong 30 ngày
>> Tổng hợp thực đơn cho con ăn dặm cho trẻ biếng ăn
Sắp đến bữa ăn dặm đầu tiên của bé mà mẹ vẫn chưa quyết định được mình sẽ bắt đầu bằng món gì ư? Cùng MarryBaby khám phá cách chế biến đồ ăn dặm ở giai đoạn khởi đầu với 8 loại nguyên liệu dễ tìm dưới đây nhé! Với lần ăn dặm đầu tiên, mẹ chỉ nên bắt đầu với một thành phần duy nhất và phù hợp cho bé 4-6 tháng tuổi. Theo ý kiến của các chuyên gia nhi khoa, lựa chọn tuyệt vời cho bé ăn dặm trong thời điểm này là bơ, chuối và khoai lang. Đây là những thực phẩm giàu dưỡng chất và rất tốt cho bé vì chúng khá dễ tiêu và chứa đầy đủ các vitamin, khoáng chất, chất béo cần thiết cho nhu cầu phát triển của bé. Tùy theo từng giai đoạn phát triển của bé, cách chế biến và chọn lựa thực phẩm có thể khác nhau đôi chút.
Những thực phẩm ít gây dị ứng là lựa chọn lý tưởng nhất đối với trẻ mới ăn dặm
1/ Bé 4-6 tháng tuổi: Những món mềm, dễ nghiền
– Trái bơ: Được các chuyên gia đánh giá là thực phẩm hàng đầu cho trải nghiệm ăn dặm đầu tiên của bé, bơ chứa chất béo và nhiều dưỡng chất quan trọng cho giai đoạn phát triển này của bé như vitamin A, B, C, kali, phốt pho, can-xi… Ngoài ra, bơ chín thường mềm mịn, béo, dễ tiêu và dễ ăn với hầu hết các bé.
Muốn làm món bơ ngon cho bé, bước đầu tiên mẹ cần chọn một quả bơ chín, lột vỏ và loại bỏ những chỗ có tì vết. Sau đó, cắt nhỏ và nghiền nhuyễn bằng muỗng. Nếu thích, mẹ có thể thêm sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước để làm loãng hỗn hợp. Nếu muốn làm đặc hỗn hợp, mẹ có thể thêm bột ngũ cốc.
– Chuối: Giống như bơ, chuối cũng là thực phẩm rất tốt để khởi động việc ăn dặm cho bé. Không chỉ giàu dinh dưỡng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chuối và đặc tính nhầy của nó có khả năng giúp bảo vệ đường ruột cũng như hỗ trợ hoạt động tiêu hóa cho bé. Hơn nữa, do có vị ngọt tự nhiên, chuối rất dễ dành được sự yêu thích của các bé ngay từ lần đầu tiếp xúc. Sau khi chọn được một quả chuối chín và lột vỏ, mẹ dùng máy xay hoặc dùng muỗng nghiền nhuyễn chuối. Mẹ có thể thêm sữa hoặc ngũ cốc vào hỗn hợp chuối vừa nghiền.
25 giây trong lò vi sóng sẽ giúp chuối mềm và dễ nghiền nhuyễn hơn
– Ngũ cốc gạo lứt hữu cơ: Theo các chuyên gia, trong lần ăn dặm đầu tiên của bé, mẹ không nhất thiết phải dùng đến các loại bột ngũ cốc ăn dặm được chế biến sẵn. Thay vì vậy, mẹ nên tự chế biến thức ăn dặm cho bé từ gạo lứt, sẽ tốt và giàu dinh dưỡng hơn cho bé.
Đun sôi 1 cốc nước, sau đó cho ¼ cốc bột gạo (gạo lứt đã được xay nhuyễn) vào nước sôi và khuấy liên tục. Để hỗn hợp sôi riu riu trong 10 phút và tiếp tục khuấy đều. Mẹ có thể cho thêm sữa bột, sữa mẹ hoặc nước trái cây vào, nếu thích. Tốt nhất, nên cho bé dùng khi hỗn hợp còn ấm.
– Lê: Trong 1 quả lê sẽ có vitamin A, C, B9 và các loại khoáng chất như kali, phốt pho, magiê, canxi, đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của bé trong những năm đầu đời. Với lê, đầu tiên mẹ cần gọt vỏ rồi cắt thành từng miếng hình khối để loại bỏ phần lõi quả. Hấp sơ để lê hơi mềm ra. Dùng muỗng hoặc máy xay tán nhuyễn. Phần nước còn lại sau khi hấp lê, mẹ có thể cho vào xay chung hoặc dùng để làm loãng hỗn hợp. Tuy nhiên, thực tế lê đã có nhiều nước nên việc cho thêm nước cũng không cần thiết lắm.
Thực phẩm nên và không nên cho bé mới ăn dặm Mời mẹ tham khảo những lời khuyên về lựa chọn thực phẩm cho bé trong giai đoạn ăn dặm nhé.
– Bí đỏ: Bên cạnh nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, bí đỏ còn nổi tiếng với lượng beta-carotene dồi dào, cực tốt cho sự phát triển thị giác của trẻ. Khi chế biến bí đỏ, mẹ nên loại bỏ phần ruột, cắt bí thành từng khúc. Cho nước vào nồi nướng, mực nước khoảng 3 cm rồi cho bí vào nồi, úp mặt xuống. Nướng bí trong vòng 40 phút với nhiệt độ 40 độ C cho đến khi vỏ và thịt bó mềm ra. Dùng muỗng múc thịt bí ra sau đó nghiền nhuyễn. Mẹ có thể cho thêm nước nếu muốn hỗn hợp nhuyễn, mịn hơn. Trong trường hợp không muốn nướng, mẹ có thể hấp hoặc luộc bí trước khi nghiền nhuyễn.
– Khoai lang: Làm món khoai lang nghiền cho bé, mẹ phải chọn một củ khoai ngon, rửa thật sạch. Dùng nỉa găm vào củ khoai để tạo vài lỗ thoát hơi, bọc giấy bạc rồi cho vào lò 400 độ C nướng trong vòng 30 phút hoặc đến khi khoai chín mềm. Nếu dùng lò vi sóng, mẹ không nên gọt vỏ từ trước. Nếu lỡ gọt vỏ, mẹ có thể dùng màng nhựa bọc thức ăn quấn lại và nấu với trong vòng 8 phút, cho đến khi khoai mềm. Nghiền nhuyễn khoai, thêm nước và khuấy đều cho đến khi có một hỗn hợp sánh, mịn. Ngoài cách nướng, mẹ có thể dùng nước để luộc hoặc hấp khoai cách thủy đều được.
2/ Bé từ 6-8 tháng tuổi: Thêm một vài loại trái cây
Bên cạnh những thực phẩm mẹ cho bé ăn dặm lần đầu, các bé từ 6-8 tháng tuổi đã có thể ăn thêm một số món sau đây:
– Xoài: Ngoài lượng chất xơ phong phú, hàm lượng vitamin và khoáng chất trong xoài cũng không hề kém cạnh với nhiều thành phần như vitamin A, C, E, K, B9, canxi, phốt pho, kali… Đặc biệt, nếu chọn xoài làm món ăn dặm cho bé, mẹ cũng không mất quá nhiều thời gian chế biến đâu nhé! Chỉ cần chọn một quả xoài chín, gọt vỏ, bỏ hột sau đó dằm nhuyễn, bé cưng đã có ngay món ăn hấp dẫn vô cùng. Mẹ có thể thêm sữa hoặc bột ngũ cốc nếu muốn tăng độ đặc, loãng của món ăn.
– Táo: Chứa vitamin A, C, B9 và các khoáng chất cần thiết như kali, magie, canxi, táo khá “lành” cho thực đơn ăn dặm của các bé từ 6-8 tháng tuổi. Trước khi nấu, mẹ nên gọt vỏ và cắt táo thành từng miếng nhỏ. Cho táo đã cắt vào nồi, đổ nước vừa ngập mặt và nấu đến khi táo mềm. Sau đó xay nhuyễn mịn để bé không bị lợn cợn khi ăn. Ngoài sữa và ngũ cốc, mẹ có thể thêm bột quế để tăng hương vị. Tuy nhiên, phải được sự cho phép của bác sĩ mẹ nhé!
Những bí quyết hàng đầu khi cho bé ăn dặm Ngoài sữa mẹ, trẻ từ 5-6 tháng tuổi cần được bổ sung thêm dinh dưỡng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của mình. Đây là một bước tiến quan trọng và có ảnh hưởng lớn đối với các bé. Tuy nhiên, mẹ có đảm bảo mình biết cách cho con ăn dặm đúng?
3/ Lưu ý dành cho mẹ
Muối và đường là 2 loại gia vị chưa cần dùng khi chế biến thức ăn dặm cho bé trong giai đoạn này. Vì vậy, mẹ nên loại bỏ chúng ra khỏi bữa ăn của con nếu không thực sự cần thiết. Thay vào đó, mẹ có thể dùng các loại gia vị khác như quế, bột tỏi, tiêu… để tăng vị món ăn cho các bé từ 7 tháng tuổi. Tốt nhất, trước khi cho bé ăn dặm, mẹ nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng, nhất là với những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cho trẻ.
Nhận xét
Đăng nhận xét